PHÂN LOẠI HEADPHONE KIỂM ÂM
- Tín Trần
- Jul 24, 2019
- 4 min read
HEADPHONE KIỂM ÂM TỐT TRONG CÁC TẦM GIÁ?
Hello ae, mình lại tiếp tục đến với các ae trong 1 bài viết. Bài này k phải tutorial mà là chia sẽ kinh nghiệm, review cá nhân. Rất nhiều ae sau khi đọc các bài tutorial của mình về phần cứng như audio interface, studio headphone, microphone...đã ib mình hỏi tư vấn thiết bị này nọ trong các tầm giá. Với tư cách trc hết là 1 ng cũng sx nhạc và đã sởhữu/xài qua trên dưới 25-30 cái tai nghe kiểm âm đủ tầm giá, đủ các hãng chuyên sx studio headphone, cũng như là 1 ng kinh doanh mặt hàng studio thì đây là bài viết tư vấn cụ thể chia sẽ các tai nghe mà mình cho rằng tốt nhất trong các tầm giá.
Dĩ nhiên âm thanh mỗi ng sẽ cảm nhận khác nhau, đây chỉ là ý kiến cá nhân mình nhưng mình tin rằng nó là 1 ý kiến kinh nghiệm đủ tốt để ae th khảo và chọn lựa cho mình 1 tai nghe tốt nhất trong tầm giá budget.
Price/performance nghĩa là tỉ lệ hiệu quả giữa đồng tiền bỏ ra và chất lượng mang lại.
Mình chia tai nghe ra làm 4 phân khúc theo giá new cho dễ theo dõi:
1. Beginer level: các tai nghe từ 800k - 2tr
2. Intermediate level: các tai nghe từ 2tr-3tr5
3. Advanced level: các tai nghe từ 3tr5-7tr5
4. High-end level: các tai nghe trên 7tr5
Quan sát thấy mặt bằng chung ở vn và group này mình sẽ chỉ yếu tập trung vào nhóm 1,2,3 là chủ yếu.
Trước khi đi tiếp những ai chưa bít các đặc điểm tai nghe kiểm âm cần chú ý là j thì có thể kiếm bài hướng dẫn chọn tai nghe của mình đã post trong group.
1. Beginer level:
Tai nghe phân khúc này đặc điểm chung là frequency thực sự chưa flat lắm, đa số bass bị hype nhẹ, mid lép lùi và high bị harsh chói, detail chi tiết k rõ dữ dội, stereo image hoặc hơi gom hoặc hơi rộng quá mức thật, không thể đeo lâu vì comfort sự thoải mái k ổn. Tuy nhiên nó vẫn sẽ ổn hơn các tai nghe nhạc audio bthg vì nhà sx vẫn cố gắng hướng tới sự trung thực nhất có thễ ở các mảng đã nêu.
Một đặc điểm là đa số ở phân khúc này chủ yếu là closed headphone nên không gian cũng bị quá lý tưởng cho việc mixing.
Các tai nghe ổn nhất trong phân khúc này:
Presonus HD7, Audio Technica m30, AKG K240
2. Intermediate level:
Tai nghe ở phân khúc này dc cải thiện khá tốt những điều đã nói ở nhóm 1. Và xuất hiện nhiều hơn các tai nghe semi-open ở phân khúc này.
Các tai nghe ổn nhất trong phân khúc này:
Audio technica m40x, Shure srh440 (đây là 1 con tai nghe kiểm âm cực ổn mà dân vn ít bít và xài), Beyerdynamix dt240 pro, Sennheiser HD200, presonus hd9
3. Advanced level:
Đây là phân khúc mọi mặt của headphone cải thiện đáng kể nhất và price/performance tốt nhất. Qua khỏi nhóm này lên nhóm thứ 4 thì ngta gọi là định luật diminished return khi mà sự khác biệt dù có cũng nhỏ dần so với đồng tiền bỏ ra và đôi khi ko đáng bỏ tiền ra chênh lệch. Và các tai nghe full open xuất hiện ở phân khúc này vì lý tưởng cho mixing là open headphones
Một số tai nghe ổn nhất:
Dt880 pro (must have), Shure Srh940(must have, ít ng bít), Sennheiser hd600, Akg k240mk2, Sony MDR7510, Beyer dt770, 990, Audio technica m50, Senn HD280 pro, akg k702 pro
4. High end level:
Tầm này thì khá mắc mà đôi khi sự khác biệt lại k đáng chênh lệch bỏ ra. Tuy nhiên nếu bạn có tiền thì always go for the best 😂
Một số tai nghe nổi bật: Senn HD650, 700, Shure Srh1540, Beyer dt1770, 1990, akg k712...
Quan điểm mình vẫn là kiểm âm chéo với loa kiểm âm. Và tai nghe nếu có đk thì nên có ở mỗi phân khúc 1 con thì sẽ tốt hơn thay vì ráng đu lên cao hết mức. Nghĩa là sau khi đã mua 1 con ở phân khúc arvanced thì thay vì cứ gom tiền mà ráng up lên 1 con cao hơn thì chúng ta nên mua 1 con ở phân khúc 1 hoặc 2. Lý do là làm vậy sẽ giúp chúng ta ít nhìu năm sơ dc sự ổn định âm thanh bài nhạc chúng ta trên các phân khúc tai nghe ng dùng khác nhau, đây gọi là consistency of a mix. Để chúng ta k bị đánh lừa là bản mix hay do tai nghe hay. Đó là lý do tại sao mình sở hữu đầy đủ mỗi phân khúc ít nhất 1 tai nghe và thậm chí earphones rẻ tiền 300, 400k để kiểm tra chéo tham khảo - cross reference mixing.
Hiện tai mình đang sở hữu:
Nhóm 1: Akg k240, presonus hd7
Nhóm 2: Audio Technica m50, shure srh440
Nhóm 3: dt880, shure srh940
Dĩ nhiên mỗi tai nghe sẽ khác nhau chút, và tai người sử dụng vậy nhưng đây là kinh nghiệm trải nghiệm cá nhân mình qua việc đã sử dụng qua lẫn. Dòng nhạc phối sẽ có ảnh hưởng đôi chút nhưng nếu là studio headphone tương đối chuẩn thì sẽ có 1 sự ổn định nhất định và nhất là khi nó dc so với cùng 1 hệ thống loa kiểm âm cũng tương đối chuẩn. Để trải thực sự cảm nhận dc full 1 headphone ae cần phải nghe nó ít nhất 1 tháng và mix 1,2 bài tối thiểu với nó. Ae có thắc mắc hay cần tư vấn hỏi thêm j thì cmt ở dưới nhé. #vnprod_share #vnprod_tutorial#vnprod_beststudioheadphones Tín Trần 4/2019

Bình luận