top of page

GAIN & VOLUME

GAIN vs VOLUME

Hello ae, lại đến với ae trong 1 bài viết tiếp theo. Trong group mình đã viết 22 bài tutorial về sx nhạc, ae search theo hashtag Tín Trần + tutorial để xem nhé.

Hôm nay 1 chủ đề khác khá nhìu bạn thắc mắc trong nhóm. Trong kiến thức và kinh nghiệm hạn hẹp của mình xin chia sẽ thế này để giúp ae phân biệt rõ hơn.

Hai khái niệm này dễ lẫn lộn với nhau và ko phân định rõ trong quá trình sản xuất nhạc, tuy nhiên xét về bản chất nền tảng nó có những sự khác biệt nhất định đủ để phân biệt.

VOLUME

Trong 2 khái niệm thì volume là cái rõ ràng và dễ định nghĩa hơn. Cơ bản volume là mức âm lượng hay độ lớn của âm thanh đầu ra (output) SAU KHI đã dc xử lý (processed). Hay nói cách khác độ lớn âm thanh mình nghe được.

Về bản chất, việc tâm giảm âm thanh ko thay đổi tone của nhạc cụ, màu sắc (timbre) hay dynamic của âm thanh trước đó của chính nó. Nó ko thay đổi tần số bên trong của tín hiệu đó.

Volume nói nôm na là điều khiển âm lượng đầu ra của thiết bị phát đó, vd loa monitor, guitar amp, hay kênh channel trong mixing.

2) GAIN:

Cái khái niệm gain này thì nhập nhằng phức tạp hơn 1 chút, vì trong thế giới hiện nay có cả analog và digital thì nó có 1 vài khái niệm ý nghĩa và có ý nghĩa trùng lặp với volume lun.

Nhưng về bản chất định nghĩa gain là độ lớn âm lượng đầu vào một thiết bị tiếp thu. Nghĩa là gain kiểm soát âm lượng đầu vào trước khi tín hiệu đó được xử lý. Nó có thể là âm lượng cây guitar trước khi vào amplifier trong guitar amp, hay âm lượng thu vào trước khi dc khuếch đại của preamp trong audio interface, hoặc thậm chí âm lượng đã dc thu nhưng trc khi vào plugin nào đó để dc xử lý.

Một điều khác biệt quan trọng nhất và để phân biệt với volume đây là khi thay đổi gain, thì có thể sẽ dẫn theo việc thay đổi màu sắc, tone color, dynamic đầu vào. Nó có thể thay đổi frequency trong signal đó ko đồng đều nhau.

VD đơn giản, trong các guitar amp, bạn nào chơi guitar điện sẽ biết, khi tăng gain nghĩa là đồng thời tăng hiện tượng overdrive/distortion của tiếng guitar, nghĩa là họ lợi dụng việc tăng gain để làm vỡ tiếng guitar ra và rồi sau đó mới output tiếng đó ra thông qua volume của guitar amp. Đây gọi là khái niệm analog clipping và tác dụng tốt của nó để tạo nên distortion guitar. Nghĩa là guitar amp có thể có âm lượng tiếng guitar nghe rất bé (volume bé) tuy nhiên lại rất rè và distorted tiếng guitar (gain lớn). Tượng tự như vậy với phòng thu, khi chúng ta xài tube preamp, thì ta đẩy gain đầu vào lớn lên để tác động của bóng đèn trong preamp làm dầy ấm tiếng lên chứ ko chỉ làm cho âm lượng lớn lên và tới 1 mức nào đó nó cũng sẽ làm distort vocal của chúng ta như guitar amp đã làm, và sau đó chúng ta sẽ canh chỉnh volume cho vừa để đẩy vào audio interface.

Hiện nay trong thế giới digital thì ở 1 công đoạn nào đó gain cũng chính là volume, vd như sau khi bạn đã thu xong 1 tín hiệu thì nó sẽ vào 1 plugin, thì lúc đó track thô vừa mới thu âm lượng track đó chạy vào plugin thì nó cũng chính là gain (đây là lý do tại sao mà 1 số plugin comp có input gain). Còn giải thích cho việc makeup gain thì nó cũng chính lại là volume đầu ra để bù cho tổng thể âm lượng trung bình track đã bị mất sau khi bị comp. Bản chất makeup gain là như volume, nghĩa là sẽ ko add thêm thay đổi màu sắc, tính chất của signal.

Túm lại gain nó liên quan 3 điều sau:

a) âm lượng đầu vào của 1 thiết bị tiếp nhận

b) liên quan trực tiếp đến việc overload 1 tín hiệu dẫn đến hiện tượng clipping (có thể cả analog clipping lẫn digital clipping tùy tình huống và 2 cái này khác nhau nhé)

c) đôi khi dc sử dụng cho khái niệm volume âm lượng đầu ra

3/ GAIN STAGGING:

Đây là 1 công đoạn cực kì quan trọng trong thu âm. Nó là 1 quy trình trong thu âm mà sẽ ảnh hưởng tới vấn đề âm lượng đầu vào và dynamic của toàn bộ bài hát. Đây là quy trình của việc thu vào dynamic tương đối ổn định nhất có thể của các nhạc cụ, vocal mà ko giết chết đi sắc thái tự nhiên âm nhạc của bài hát đó. Vì cốt lõi là tai nghe con người sẽ nghe những âm thanh lớn hơn cảm giác (ảo giác) là hay hơn, và bản chất tai nghe ko nghe đồng đều các khu vực tần số khác nhau (định luật Fletcher Munson). Còn ntn là gain stagging chuẩn rãnh mình sẽ viết chia sẽ thêm hoặc các bạn có thể tự học, đọc nghiêm cứu.

Tín Trần 06/2019


 
 
 

Comments


© 2016 by Tin Tran. Proudly created with Wix.com

bottom of page