7 ĐIỀU GIÚP PHÁT TRIỂN VIỆC SX NHẠC
- Tín Trần
- Jul 24, 2019
- 13 min read
7 ĐIỀU ĐỊNH HƯỚNG GIÚP PHÁT TRIỂN VIỆC HÒA ÂM PHỐI KHÍ VÀ SẢN XUẤT ÂM NHẠC:
Chào hết thảy ae, cũng đã lâu mình chưa viết bài tutorial nào. Nay tiếp tục đến với ae 1 bài mới, bài thứ 19 trong group (18 bài trước đã được pin post trên đầu group ae cần thì kéo lên xem nhé)
Từ trước đến giờ rất nhiều ae cmt hoặc ib hỏi mình về vấn đề học về hòa âm phối khí, hay có cách nào cải thiện phát triển về kỹ năng tư duy này ko. Thì đây là câu trả lời cũng như định hướng của mình dành cho ae newbie hoặc các ae nào muốn phát triển thêm. Bài này dành cho các ae nào đang loay hoay, confused ko biết nên học nên làm gì để bước vào con đường sx âm nhạc hoặc phát triển thêm.
Trước khi bước vào các điều mình muốn nói thì xin nói rõ 1 điều như thế này. Những ae nào nghĩ rằng học hòa âm phối khí chỉ đơn giản, ngắn hạn như học 1 môn văn hóa toán, văn ... 1 vài năm và từ ko biết j hoặc biết 1 chút ít mà có thể nhào vô học trở thành chuyên gia được thì HÃY BỚT MƠ MỘNG ĐI! Hòa âm phối khí nói ra đơn giản nhưng nó là 1 lĩnh vực kết hợp rất nhiều mảng của âm nhạc khác nhau và cần có 1 kiến thức, tầm và kinh nghiệm nhất định. Nó là sự kết hợp của lý thuyết âm nhạc + lý thuyết hòa âm + kỹ năng đánh đàn piano/keyboard + am hiểu tính năng nhạc cụ + khả năng cảm âm/thị tấu + kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc + kinh nghiệm của việc phối band v.v. Một số bạn rất ngây ngô và mơ hồ nghĩ và đã hỏi mình rằng có khóa nào có thể dạy xong mình có thể phối tất cả các dòng nhạc ko, trong khi nhạc lý thì ko vững, đàn từ đầu tới đuôi 1 bài solo hay đệm hát ko dc hoặc ko ra hồn, ko hoàn chỉnh. Bớt ảo tưởng, ếu có khóa học nào dạy hòa âm phối khí vậy kể cả bạn là người đã đàn khá giỏi. Không có con đường nào ngắn và tắt. Ko có con đường nào nhanh gọn cho những ai lười ko chịu đầu tư thời gian tiền bạc công sức. Cái j nhanh học dc thì giá trị cũng sẽ nhanh bay mất thôi.
Cho nên mấy bạn nào suy nghĩ vậy thì nên dừng nhé và nên đọc tiếp.
À có thể các bạn sẽ tranh luận rằng sao nhìu đứa đâu biết đàn hay giỏi nhạc vẫn làm nhạc này nọ và dùng chuột vẽ dc. Mình chỉ đơn giản trl thế này, đa số các bạn đó sẽ chỉ làm dòng nhạc edm nơi mà trình độ chiều sâu âm nhạc nó sẽ ko phức tạp bằng phối những dòng nhạc khác như ballad, pop hoặc chuyên sâu hơn như orchestra, jazz... Nó sẽ nặng về idea, tricks, motif hơn là về mặt âm nhạc. Và tới 1 lúc nào đó cũng sẽ bảo hòa ý tưởng, rut out of ideas, và bị lề lối giống người khác thôi. Đọc tiếp để hiểu thêm mình sẽ nói rõ trong phần sau.
1. HÃY THỰC SỰ VỮNG NỀN TẢNG ÂM NHẠC TRƯỚC VÀ HỌC CHƠI VỮNG ÍT NHẤT 1 NHẠC CỤ:
Một điều mình nhận ra rằng rất nhiều ae làm nhạc ở vn chỉ học nhạc cho có chữa cháy và đối phó để làm nhạc dc tạm và nền tảng nhạc ko có hoặc k vững, bị nhiều lỗ hổng. Trong group ko thiếu các bài sai scale, sai tông, chưa biết về inversion (hợp âm đảo), về apregio, và cách đánh piano cũng rất nguyên thủy sơ sài v.v. Hãy bỏ thời gian, tiền bạc công sức ra học lý thuyết nhạc và nền tảng hòa âm 1 cách vững vàng vì nó sẽ theo bạn suốt đời và hầu như ngày nào cũng xài nếu bạn thực sự đam mê âm nhạc. Đây là "từ vựng" và "văn phạm" của ngôn ngữ âm nhạc, đừng mong bạn có thể tiến xa trong việc phát triển ngôn ngữ mà ko nắm dc từ vựng và văn phạm.
Về việc học trong lý thuyết nhạc và hòa âm, hiện nay đã có rất nhiều giáo trình nổi tiếng thống nhất nước ngoài vào VN và lời khuyên là nên chịu khó học tiếng anh để học dc thống nhất đúng theo cả thế giới và cũng tiện cho việc nghiên cứu âm nhạc cao hơn sau này nếu cần. Hai giáo trình mình giới thiệu (đại đa số các trường đh âm nhạc đều công nhận bằng cấp của các giáo trình này) là ABRSM, LCM hoặc Trinity London College.
Làm nhạc hay và vững nền tảng âm nhạc là 2 chuyện khác nhau, bạn có thể làm nhạc hay nhưng trong bài của bạn vẫn còn có thể những điểm "ngố" "hạt sạn" mà ng am hỉu âm nhạc nghe 1 phát có thể nhận ra là ng này dù có idea tốt nhưng vẫn chưa vững nền tảng nhạc.
Việc học chơi vững 1 hay nhiều nhạc cụ thì có lẽ ko cần phải nói nhiều. Vấn đều không phải chỉ là học nhạc cụ để mà phối, mà việc học nhạc cụ nó đem đến nhìu góc nhìn và tư duy khác mới đến kể cả cho việc sản xuất nữa. Vd 1 audio engineer khi am hiểu về vấn đề thanh nhạc và hát tốt sẽ thu và hướng dẫn chỉnh sửa ca sĩ thu hoàn toàn khác 1 người ko bít j về ca hát, 1 mixing engineer chơi nhạc sẽ hỉu rằng cảm giác và mong muốn của guitarist, keyboardist, drummer đó thích j, muốn j và dễ dàng hỉu nhau hơn để có thể đem ra 1 bản mix mà band nhạc đó muốn. Học chơi nhạc cụ luôn đem đến nhìu ích lợi hơn cho việc sx. Một kỹ sư âm thanh chơi trống sẽ hiểu ghost notes của drummer là j và sẽ ko cố gắng compress nó nặng tay để ghost notes nó mất dynamic thành ra real snare notes, và 1 ng chơi guitar sẽ hiểu fingerstyle và strumming sẽ cần mix khác nhau về attack và release v.v.
2. HỌC BẰNG THỰC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CHƠI LIVE:
Có 1 thực tế khá mắc cười rằng, thời đại này, việc phần mềm các bộ vsti v.v nó càng xịn, nhều và ai cũng có thể làm thì lại càng khiến dân làm nhạc thụt lùi trong kỹ năng chơi nhạc và kinh nghiệm chơi nhạc. Tại sao mình nói vậy? Vì kinh nghiệm tư duy nhạc bản chất nó phát triển thông qua 2 con đường: 1 là nghe nhiều (con đường chậm và ngắn hạn), 2 là chơi nhạc thực tế live nhiều (con đường nhanh và lâu dài). Tuy nhiên hiện nay nhất là thế trẻ producer chủ yếu là chỉ nghe nhạc onl và ru rú trong phòng và làm nhạc 1 mình trên máy tính, dù là dùng chuột hay midi keyboard. Vấn đề là âm nhạc trước hết là sự tương tác giữa các con người với nhau, tiếp theo là chính từ việc tương tác live đó chúng ta sẽ trao đổi và học hỏi lẫn nhau phát triển rất nhiều ý tưởng, bên cạnh đó có những điều chúng ta chỉ có thể nhận, học dc từ viêc chơi nhạc thực tế vd như dynamic tự nhiên của các nhạc cụ, diễn tiến bài nhạc trong thực tế, hoặc không gian cách sắp xếp nhạc cụ thực tế và dynamic thực tế cách blend của các nhạc cụ trong dàn orchestra ở 1 concert mà nếu ko đi xem sẽ ko bao g hỉu và làm ra thật dc v.v.
Mình ko nói việc chỉ nghe r bắt chước làm lại là sai, đó là cách học sơ khai và hầu như ai cũng làm được. Tuy nhiên đó là 1 cách chậm và sẽ rất dễ bão hòa.
Get out there and play real music! Kể cả nếu bạn chỉ làm EDM thì việc chơi nhạc nhìu, có kinh nghiệm nhìu và tăng cường khả năng chơi nhạc thì nó cũng sẽ bổ trợ và thêm cho bạn rất nhìu ý tưởng để làm EDM. Mình chắc hẳn ko ít các edm producers có thể chơi multi instruments và kỹ năng đánh đàn siêu việc cũng như ý tưởng ko bị trùng lắp. Cứ thử so sánh 1 người có ý tưởng mà ko có kinh nghiệm và kỹ năng đàn thực tế giỏi và 1 người có cả 2 thì cơ hội phát triển và đi xa của ai sẽ tốt hơn. Dân phối nhạc nhẹ, pop, ballad v.v. thì điều này khỏi cần phải nói rồi. Hãy bước ra và chơi nhạc thực sự!
3. HÃY PHÁT TRIỂN ĐỒNG ĐỀU CÁC MẢNG TRONG ÂM NHẠC:
Cách học nhạc đơn giản và nhanh nhất theo nghiên cứu khóa học đó là qua tai nghe (aural learning). Đây là cách mà rất nhìu composers, musicians hay producers dù ko biết nhạc lý hay am hiểu vững nền tảng âm nhạc vẫn có thể sáng tác, phối và đàn ra được. Có thể đó là melody hay hợp âm v.v. thì đây là 1 kỹ năng bản năng của mỗi người (mỗi người thì sẽ có level về aural learning cao thấp khác nhau). Tuy nhiên mặt trái của nó là nếu ko dc dạy huấn luyện training nâng tiếp tục thì tới 1 mức độ nào đó nó cũng sẽ bảo hòa tiếp (các bạn có thể đọc bài tutorial về CẢM ÂM của mình để hiểu thêm). Vd bạn có thể nghĩ ra 1 giai điệu nhưng nếu bạn ko dc học nhạc đàng hoàng thì bạn sẽ rất khó để có thể bỏ hòa âm đúng chuẩn hay vào đó hoặc mất rất nhiều thời gian. Cho nên dù aural learning là 1 cách rất tốt nhưng nó cũng có giới hạn của nó. Hãy tiếp tục duy trì điều này nhưng hãy phát triển sang các mặt khác.
Những mảng khác như thị tấu, lý thuyết & hòa âm nâng cao trong đó có thể nói ra về reharmonization (tái hòa âm), phân tích bản phối, nhạc cụ.v.v Sự thật là rất nhiều ae chơi nhạc hay sx nhạc lại rất yếu về kỹ năng đọc nhạc, dù đôi khi đó chỉ là lead sheet cơ bản chứ chưa nói tới piano score hay phổ 4 bè hay tổng phổ instruments. Việc này nó sẽ giới hạn chính cơ hội phát triển và hợp tác làm việc của các bạn. Vì làm việc chuyên nghiệp cao hơn sẽ luôn có văn bản sheet, và cần phải vỡ bài, chỉnh sửa ca sĩ và dựng bè dựa trên hòa âm, tổng phổ. Lỗ tai là ko đủ. Chúng tác cần các mảng và kỹ năng khác để hỗ trợ. Kể cả việc làm melodyne cũng phải cần am hiểu về lý thuyết nhạc và khả năng xướng âm thị tấu. Khi bạn thu ca đoàn 4 bè hoặc thu live band thì bạn sẽ thấy sự cần thiết của những mảng kiến thức kinh nghiệm âm nhạc khác ngoài chỉ mỗi cảm âm.
Đừng quá chỉ tập trung bị lệch qua 1 mảng nào quá. Một số ae mình thấy phối vẫn còn chưa ổn, dơ, ồn ào, chưa sắp xếp range nhạc cụ ổn, chia bè lớp chưa đúng v.v. mà đã lo về vấn đề mixing, mastering quá nhiều. Quan điểm của mình vẫn là 1 bài phối hay sạch, đẹp thì ngay từ trong bản thân nó đã rất ổn về âm thanh, không gian sự hài hòa rồi, và đạt gần như là 70 đến 80% kết quả cuối sau khi mix. Mixing nó ko phải là thần dược của việc làm 1 bản phối tồi thành 1 bản phối hay đâu. Nó chỉ là 1 công cụ đầy tớ phục vụ để tăng cường cái hay sẵn trong bản phối thôi và nó ko giúp loại bỏ dc những hạt sạn, những cái xấu trong bản phối. Nếu bị chồng bè, chồng âm, chõi âm trong bản phối thì mixing còn lâu mới giúp j dc. Cho nên hãy tập trung bản phối trước, và 1 bản phối hay cũng chỉ có thể hay nhất ở mức mà trình độ kỹ năng kinh nghiệm âm nhạc thực tế của bạn. Mixing & mastering là cần thiết tuy nhiên nó ko phải là quan trọng nhất của 1 sp âm nhạc. Càng biết rộng các mảng sẽ giúp các bạn phối bài và làm ra 1 sp tốt hơn.
4. LUÔN KO NGỪNG HỌC HỎI VÀ CÓ THÁI ĐỘ ĐÚNG VỀ VIỆC HỌC HỎI:
Hiện nay phải nói rằng các công cụ học hỏi âm nhạc onl rất nhiều, youtube, google… Cho nên cơ hội học hỏi ko phải là điều mình muốn nói ở đây tuy nhiên mình muốn nhấn mạnh ở 2 vấn đề là. Thứ nhất thái độ thực sự học hỏi, 1 số bạn post bài project lên đây thực sự ko có thái độ muốn dc học hỏi nhận góp ý như các bạn đó ghi trong post. Cảm giác rằng đôi khi post lên chỉ để muốn nghe khen hoặc nhận dc respect từ người khác. Đây là mong muốn bình thường của 1 ng làm nhạc tự hào nhạc của mình, ko j sai, tuy nhiên nếu thực sự là 1 người mong muốn lớn lên trong âm nhạc và học hỏi thì đây là chưa đủ. Mình thì lại thích nhận các đóng góp ý kiến của các producer khác hơn là chỉ nghe khen. Khen chỉ giúp bạn vui trong phút chốc tuy nhiên sẽ ko giúp bạn học được j. Cá nhân mình khi làm xong 1 bài project luôn gửi cho các ae producer thân quen và đàn anh đi trước để được đánh giá và góp ý, mình cũng tham giá rất nhiều group producer nước ngoài để đăng bài và nghe họ góp ý thêm. Nếu post public thì đôi khi bạn sẽ nhận dc những góp ý chân thành và đôi khi cũng nhận được những góp ý troll, phá hay ko có thành ý. Cho dù j đi nữa thì đừng sợ và đừng tự ái. Tự ái là kẻ thù lớn nhất của người học. Dĩ nhiên hãy nhận những góp ý có chọn lọc cho việc phát triển bản thân và move one, đừng bị ám ảnh bởi những chê bai ko có sự góp ý thiết thực cụ thể. Hãy thực sự có 1 thái độ học tích cực và tôn trọng sự góp ý từ những người đi trước.
Vấn đề thứ 2 mình muốn nói ở đây là nhận ra được điểm yếu và điểm mạnh của việc học onl và việc học offline. Đừng nghĩ rằng cái j cũng có thể học onl dc, hoặc cái j học free cũng là tốt. Trên đời này ko có j là thực sự free! Học onl hay offline cái nào cũng có ưu khuyết điểm. Học free và trả phí cũng vậy. Tốt nhất là nên tự cân nhắc và có sự cân bằng. Học onl free thì sẽ có lợi điểm là học lúc nào cũng dc, ko tốn tiền, ko cam kết, tuy nhiên mặt trái là sẽ ko có hệ thống, ko định hướng, ai ko có kỷ luật kiên nhẫn là khó mà tiến tới, sai không ai chỉnh sửa v.v. Ngược lại học offline sẽ có những ưu khuyết điểm ngược lại. Có những điều học offline sẽ có những cái mà onl không bao giờ có dc vd trong việc sx nhạc, mình dạy có những phần mà phải trải nghiệm học trực tiếp bao gồm phần học thu, mic position và nghe thu cảm nhận sự thay đổi trực tiếp của âm thanh, và performance của ca sĩ, cách chỉ dẫn chỉnh sửa ca sĩ khi thu trong trường hợp đó v.v. Bên cạnh đó, cần cân nhắc giữa các khóa học dài hạn lẫn ngắn hạn. Tất cả những điều này mình nói áp dụng cho cả việc học nhạc lẫn học sản xuất.
Một điều cần nói nữa là, nhìu bạn xin tài liệu nhưng thực sự lại k học hiệu quả, vì ng tự học qua tài liệu phải có vốn tiếng anh khá (vì đại đa số tài liệu âm nhạc chuyên sâu va sx nhạc là tiếng anh) và kỹ năng, kỉ luật tự học của bản thân phải rất cao. Cũng như k có cái nhìn khái quát đường đi nước bước cần học j, đến cái j bổ sung thêm cái j v.v. Thành ra rất dễ nản và bị lỗ hỏng. K phải ai cũng tự học qua tài liệu dc. Rất nhìu bạn xin mình tài liệu học nhạc, mình đưa r năm sau gặp lại chả thấy tiến bộ tí j trong mảng mà tài liệu đó đã dạy.
5. CHUẨN BỊ TINH THẦN VỀ TÀI CHÍNH VÀ CÓ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN:
Đây là 1 điều mà nếu bạn muốn làm lâu dài theo đuổi đam mê bạn phải đối diện. Khi trình độ âm nhạc lên, khả năng phối lên rồi thì thường đồ đạc sẽ phải lên theo sau đó. Và dầu hiện nay thiết bị đã rẻ hơn rất nhiều so với 10 hay 20 năm trước nhưng đối với 1 người producer toàn diện (bao gồm phối + thu âm + mixing/mastering cho ra sp từ A đến Z) thì thiết bị, phòng ốc mọi thứ sẽ là 1 chặng đường đầu tư và nâng cấp lâu dài. Dĩ nhiên mỗi người có budget tài chính riêng. Tuy nhiên đây là 1 thực tế mà ai cũng phải đối diện. Cũng nên tránh việc ám ảnh quá về gears để suốt ngày nâng cấp mà ko trau dồi nâng cấp bản thân. Hãy nhớ đầu tư cho bản thân vẫn là khôn ngoan và lợi lâu dài nhất so với gears! (đọc thêm bài những sai lầm của newbie producer của mình).
6. HIỂU ĐIỂM MẠNH CỦA BẢN THÂN VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỀU ĐÓ TỚI MAXIMUM:
Dĩ nhiên với những producer trọn gói từ giấy trắng ra sp đầu cuối tất cả các khâu thì ít có ai giỏi toàn diện mọi thứ như nhau. Có những producer sẽ giỏi thiên về phối hơn hoặc có những người lại giỏi hơn về mixing multitracks, có những giỏi hơn về recording live band v.v. Nếu bạn chơi guitar giỏi và phối với guitar làm chủ đạo hãy tận dụng điều đó, đừng ráng phải học keyboard cho giỏi. Hãy thật sự tìm ra mình giỏi ở điểm nào và tập trung nhiều thời gian cho nó hơn. Đôi khi khách hàng kiếm đến bạn là do họ nhận ra điểm mạnh đặc biệt đó của bạn chứ ko hẳn do bạn cái j cũng làm được. Các mảng khác đôi khi nếu ngân sách sp cho phép chúng ta luôn có thể colloborate để hoàn thiện sp chất lượng cao nhất vd người phối, ng mix multitracks v.v.
Đừng cạnh tranh về giá, hãy cạnh tranh về sự khác biệt và tài năng.
7. HÃY SET MỤC TIÊU CHO NHỮNG CỘT MỐC CỤ THỂ PHÁT TRIỂN CON ĐƯỜNG ÂM NHẠC:
Nghe điều này có vẻ như dạy đời nhưng không, đây là 1 điều chia sẽ kinh nghiệm từ rất nhiều đàn an producer đi trước. Chúng ta nên set những cột mốc ngắn hạn cụ thể để phát triển đam mê âm nhạc. Cho dù đó là việc đàn tốt hơn, hay vững lý thuyết nhạc hơn hay mixing tốt hơn v.v. Hãy set cụ thể các cột mốc. Vd mình luôn tâm niệm rằng năm sau tôi phải đàn tốt hơn năm trc về kỹ năng ngón và sức mạnh tốc độ của ngón (luyện ngón) hoặc năm sau chord progression của mình sẽ phải phong phú hơn cụ thể biết thêm ít nhất 10 chord progression lạ khác và reharmonization lại v.v. Trong thời đại này nếu chúng ta không tiến lện là chúng ta đang thụt lùi. Vì thế hệ trẻ sẽ càng ngày càng giỏi hơn tiếp cận công nghệ kiến thức nhiều hơn chúng ta nên hãy thực sự có kế hoạch tiến bộ cho từng ngày.
Hy vọng bài viết này sẽ ích nhiều giúp được cho ae hiểu và có định hướng rõ hơn trong việc phát triển đam mê âm nhạc của mình. Tín Trần 4/2019 #vnprodtutorial #tíntrần

Minh muon hoc them ve phoi khi. Hien nay minh chua biet gi ve phoi khi. Minh muon biet bat dau nhu the nao ?