top of page

MELODYNE VS AUTOTONE

MELODYNE vs AUTOTUNE & NHỮNG HIỂU LẦM VỀ TUNING!

Lâu rồi mình mới rảnh tiếp tục đàm đạo chia sẽ với ae 1 bài tutorial, nghiên cứu học thuật 1 chút về vấn đề tune và các công cụ nổi tiếng chúng ta hay xài. Như thường lệ bài viết mình sẽ rất chi tiết nên sẽ dài, ai thích nghiên cứu học hỏi thì chịu khó đọc nhé. I. TUNE LÀ GÌ? LỊCH SỬ ĐẰNG SAU NÓ Trước hết cần phải hiểu đúng ý nghĩa tune là j. Chúng ta cần phải lật lại lịch sử âm nhạc, vì khác với những j nhìu ng bít. Tiêu chuẩn của việc tune note của thế giới trước đây ko như những j mình đang xài. Tune - dân gian gọi nôm na là chỉnh phô, thì thực chất nó là việc sắp xếp 1 âm thanh có tần số chính (fundamental frequency) đúng theo 1 âm giai (scale) hoặc mode dc chia theo 1 bảng quy ước TẦN SỐ cố định nào đó. Nghe có vẻ rắc rối lắm đúng ko? 📷:)) Cho nên mình sẽ đơn giản hóa lại chút, ko đi quá sâu vào lịch sử âm nhạc nhưng chỉ đưa ra những j các bạn cần hỉu. Hiện tại chuẩn ngta tune nhạc cụ của thế giới hiện đại từ thế kỉ 20 là 440hz. Hay nói cách khác, nốt La ngay dưới middle C của cây đàn piano mang tần số chính là 440hz. Tại sao là tần số chính? Vì khi ta nghe 1 note thực chất là ta nghe 1 tổ hợp các tần số khác nhau tạo nên note đó nhưng lun có 1 tần số chính, các tần số phụ khác là bội tần số (overtones) bao gồm bậc 5, 8... Nhưng trước đây thời kì âm nhạc Baroque thì ngta lại dùng tần số là 438hz, 434hz, rồi thời kì classical thì có lúc 442hz... cho nên việc tune note nhạc trước đây hoàn toàn dựa vào quy ước tần số khác. Trở lại vấn đề, xét cho cùng cốt lõi của 1 scale (phổ biến nhất hiện nay là major scale, natural minor scale & harmonic minor scale) là quy ước các tần số của các note trong scale đó và xoay quanh note A 440hz. Các bạn có thể google để hỉu thêm cái này. Đây là nền tảng của tất cả các công cụ để chỉnh phô như Autotune và Melodyne. Việc xác định tông, giọng, hợp âm, scale j đó thì xét sâu nhất trong cốt lõi là các note cách nhau về tần số sao thôi. Khi một người vừa là dân nhạc am hỉu về note, scales, harmony và vừa là sound engineer thì sẽ thấy nó quy chung lại với nhau là vậy. Vậy tune là j? Nếu ai chơi nhạc thì sẽ thấy chữ tune thực ra xuất hiện từ rất lâu trước thời kì digital là trong việc chơi dàn nhạc giao hưởng, thì các cây violin, viola trong strings section hay trumpet, trompone trong các brass section hay kể cả timpani, họ luôn phải dc tune, nghĩa là chỉnh chuẩn đúng với 1 tần số nhất định. Và thường họ sẽ luôn căn chỉnh với note A của piano, note 440hz. Vậy piano sẽ được chỉnh như thế nào? Piano sẽ dc các ng thợ chỉnh với 1 thanh kim loạt dc thiết kế chuẩn về độ dầy, độ dài để khi gõ vào sẽ ra dc tần số 440hz chính xác. Cho nên sâu xa lịch sửa của tune, đó là việc xác định dc note A theo 440hz và từ đó canh tất cả các note/dây/đàn khác. Sau này các cây guitar có thiết bị gắn vào đàn gọi là TUNER đó chính là bước digital đầu tiên của việc so dc cao độ âm thanh, nó tiếp nhận sóng âm qua không khí hoặc gỗ của đàn để biến thành mặt số cho mình thấy. Cho nên tune ko có nghĩa chỉ là chỉnh phô cho vocal, mà là chỉnh cho mọi âm thanh theo 1 quy ước chung về tần số nào đó.

II. TUNING SOFTWARES: Khi thế giới digital ngày càng mạnh, thì họ sản sinh ra 2 công cụ nổi tiếng nhất hiện tại là Autotune & Melodyne. Khoan nói sự khác biệt, ưu khuyết 2 bên, cả 2 đều sử dụng ý nghĩa và đặc điểm nguyên tắc từ trước nay về tune như mình đã nêu. Tune hay còn gọi là pitch correction software thực chất ngay thời sơ khai dc sinh ra để nhằm khắc phục tăng cường viêc làm chính xác cao độ trc, vì ai cũng bít con ng ko ai có thể hát chính xác và duy trì phong độ chính xác dc từ đầu tới đuôi cho dù là thánh hát như Mariah Carey hay Whitney Houston. Nhưng dần dà các softs này dc tăng cường ko chỉ chỉnh về cao độ thêm, mà còn thêm các tính năng hay liên quan đến âm thanh khác và điều chỉnh dc character (đặc tính) của âm thanh. Do ở VN chủ yếu là toàn sử dụng để chỉnh vocal, chứ cá nhân mình xài mình xài còn nhìu hơn thế. Tin hay ko chứ mình có thể hoàn toàn dùng Melodyne để chỉnh toàn bộ 1 track tiếng piano thu stereo live khiến ng chơi đó chơi perfect dựa vào Polyphonic detection, hoặc 1 ca đoàn 75 người thu với 4 mic và hát chính xác ko phô j cả, hoặc 1 drum track với 7 mic thu drum kit và có độ quantize tuyệt đối với các nhạc cụ khác, thậm chí snare và kick cũng dc tune cho thành đúng tông của bài đó. Nói chung là hiện nay Autotune & Melodyne qua từng phiên bản họ thêm nhìu điều rất "ác đạn" vô mà những ai nắm rõ các đặc điểm hỉu có thể sẽ thay đổi điều chỉnh như thế nào nó ko có giới hạn. Nó ko chỉ là đơn thuần chỉ còn là chỉnh nhịp và cao độ nữa. Cho nên nói về tune thì cả Autotune và Melodyne đều làm chức năng này. Một số bạn ở VN nói là làm mel/melody. Thực ra trong tiếng anh chuyên môn của sx nhạc ko có cụm từ ngữ này và nó ko có nghĩa là j. Tiếng anh chỉ có 2 cụm từ ngữ chính xác và chuẩn nhìu ng xài đó là tuning và pitch correction. Làm mel/melody chỉ là tiếng lóng của dân thu âm mix nhạc VN ám chỉ việc chỉnh phô cho vocal mà thôi. Còn Tune hay Pitch Correction là 1 một, cơ bản là chỉnh cho note của nhạc cụ hay giọng hát dc đúng với scale, hoặc ý đồ của 1 đoạn nhạc.

III. MELODYNE VS AUTOTUNE: Cả 2 đều có ưu khuyết điểm. 1. Autotune: Ưu điểm dễ sử dụng, ko cần phải quá am hiểu về hòa âm, scales hay đàn giỏi để xài. Phù hợp các phòng thu dịch vụ, các ktv thích nhanh gọn lẹ. Vì bản thân nó auto sửa theo 1 tông/giọng bài nên phù hợp các bài nhạc nhẹ thị trường nơi mà ít khi nào bài hát thay đổi tông hay có cấu trúc hòa âm phức tạp. Dễ dàng tạo những effect phù hợp với các dòng nhạc điện tử hiện nay vd T-Pain effect, chipmunk... autotune nó có thể pitch correct on the spot, và như thế lại phù hợp với livestreaming khi hát Khuyết điểm: Cái j auto thì cũng sẽ bị hạn chế sự chính xác hơn là làm tay từ con ng. Nên auto tune ko thể làm dc những bài phức tạp về hòa âm, thay đổi scales hay đổi theo ý đồ của người muốn tạo bè đặc biệt. Autotune bị giới hạn ko chuẩn khi phân tích polyphony (đa âm). Vd autotune ko thê làm dc như vầy: https://www.youtube.com/watch?v=m1-rpd3S-48 Autotune thường dễ bị méo tiếng nếu quá tay (nhưng đôi đó lại là hiệu ứng ktv mún nhắm tới) 2. Melodyne: Ưu điểm giúp ng am hỉu sâu về hòa âm, scales can thiệp rất sâu (từng note) vào nhạc cụ/giọng hát để chỉnh sao cho ra ý mình hoặc cấu trúc hòa âm phức tạp của mình nếu cần thiết. Có thể dùng để sáng tạo giai điệu, bè v.v. Và những điều độc đáo như là polyphony detection giúp phân tích dc nhạc cụ đa âm, cả dàn nhạc, ca đoàn. Và bản 4 có những function can thiệt cực kì sâu về việc detect tempo và adjust project theo tempo của live track, hoặc chỉnh cả về velocity, timbre, amplitude của từng note. Khuyết điểm: mất nhìu tg hơn Autotune, đòi hỏi ng ktv phải am hiểu âm nhạc và lý thuyết âm nhạc cực kì vững. Melodyne ko correct pitch ngay tại chỗ khi hát, nên ko phù hợp livestream

IV. MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ 2 SOFTS VÀ VIỆC CHỈNH PHÔ: 1. Autotune ko có nghĩa là cái j cũng tự động và ỷ y chính xác 100%, bạn cũng cần phải am hỉu cơ bản về tông bài, scales dc sử dụng trong bài (vd bài hát dc viết trên thứ tự nhiên mà bạn chỉnh theo thứ hòa âm là thua). Autotune có thể can thiệp vào note, nhưng đó ko phải là thế mạnh và selling point của nó, vì ng dùng nó đa phần là đánh vào việc sử dụng đơn giản và nhanh chóng. 2. Software nào cũng có giới hạn của nó trọng sự tự nhiên chỉnh. Cá nhân mình xài cả 2 soft, mình thấy về độ distort, hay bend, hay bị artifact méo, rè tiếng, biến đổi lạ kì thì Melodyne sẽ giữ sự tự nhiên hơn. Nhưng nguyên tắc là can thiệp vô sóng âm thì ít nhìu j cũng sẽ bị biến đổi. Nên Melodyne làm quá cũng thấy gớm (theo kinh nghiệm, +/- 2 cung bắt đầu có sự biến đổi) 3. Melodyne chỉ chỉnh tay manual hoàn toàn?! Sai, ai xài melodyne cũng bít có thể quy định scales hoặc nếu ko quy định mình có thể select all và auto pitch correction và nó sẽ tự kéo tất cả các note về với các note trong scales hoặc các note gần đúng nhất. Melodyne có rất nhìu chế độ tự động nếu ai học nghiên cứu sâu, nó có thể tự động quantize, tự động dynamic v.v. 4. Cho dù bạn dùng cái nào, thì đôi tai bạn mới là quan trọng nhất, một số ng rất am hỉu software, nhưng ra sp vẫn phô, vẫn lệch nhịp v.v. tè le. Do lỗ tai quá yếu về việc cảm thụ âm nhạc chuẩn, ko phải khi không các khóa kỹ sư âm thanh nước ngoài nó dạy về Ear Training trước khi làm bất cứ j đâu. Am hỉu software ko có nghĩa là bài bạn sẽ chuẩn, sạch trong âm nhạc. Lỗ tai, cảm âm tốt, nhạy chuẩn sẽ là điều quyết định. Soft chỉ là công cụ mà thôi. 5. Ngoại trừ là 1 hiệu ứng đặc biệt cần có trong bài hay dòng nhạc, thì chỉnh sửa càng hay level càng cao thì ng nghe càng ko nghe và ko bít dc là có chỉnh sửa hay ko. Sửa mà ai cũng nghe ra là thất bại, chứng tỏ chỉnh sửa quá tay, mất đi sự tự nhiên vốn có của âm nhạc. 6. Âm nhạc ko nhất thiết lun phải 100% on pitch all the time. Bởi vốn dĩ âm nhạc nó ko phải là perfection, khi bạn nghe âm nhạc live, trình diễn, ít nhìu nó cũng phải có 1 chút chênh phô nhất định gọi là humanize, nó mà cứ chính xác từ đầu tới đuôi 100% thì là robot và cũng ko ai hát hay đàn được như vậy trong thực tế, ít ra là với những dòng nhạc tự nhiên. Đặc biệt các dòng nhạc như gospel, jazz, blues... nơi mà họ chơi hoặc hát cố tình bend lên nửa cung để nó chõi trật ra khỏi scales thường là điều rất là bthg, mà lúc đó sửa lại thì nó là 1 thảm họa của 1 ng producer chả am hỉu j về dòng nhạc đó.

V. KẾT LUẬN: Vậy Autotune & melodyne phù hợp với ai? Autotune phù hợp với những ai ko cần, ko am hỉu sâu về scales, hòa âm, muốn nhanh gọn lẹ. Như các phòng thu dịch vụ, các ktv thu âm. Hoặc các edm producer cần những hiệu ứng đặc biệt riêng mà autotune mang lại. Melodyne cần thiết nếu bạn thích kiểm soát hoàn toàn sâu vào note, scales, hòa âm. Nếu bạn muốn chỉnh nhạc cụ đa âm hoặc muốn có sự tự nhiên tốt nhất có thể. Đa phần musicians/singer songwriters họ xài melodyne. Cá nhân mình đã xài cả 2 qua 1 khoảng thời gian trước đây, và mình chọn Melodyne là correction software cuối cùng của mình. Các bạn phải hỉu gần như 2 trường phái 2 thằng khác nhau: Autotune là easy & fast to use & biến đổi tính chất giọng thành 1 cái j đó hay, lạ, độc, cá tính hơn Melodyne là can thiệp sâu, creative harmony design, và định hướng truyền thống là giữ sự tự nhiên hết mức có thể.

Tín Trần 9/2018


 
 
 

Comentários


© 2016 by Tin Tran. Proudly created with Wix.com

bottom of page