top of page

HƯỚNG DẪN CHỌN MIC THU ÂM

CÁCH CHỌN LỰA MIC THU ÂM Như bữa trước mình viết bài hướng dẫn chọn loa monitor thì sẽ nói viết 1 bài hướng dẫn các ae newbie chọn mic thì đây là bài đó. Trong kiến thức hạn hẹp mình chia sẽ không tránh khỏi thiếu sót mong ae góp ý bổ sung thêm bằng cmt. 2 bài viết chọn loa và headphone kiểm âm đã post, ae có thể search theo hashtag.

I. CÁC LOẠI MIC STUDIO THÔNG DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH: Nhìn chung mic studio chia ra làm 2 loại: dynamic và condenser. 1. Condenser thì ae cũng có lẽ đã biết, cấu tạo gồm 1 màn diagraphm mỏng để nhận những run động sóng âm, thường thì kích cỡ là 1" (large diagramph vd Rode NT1A...) hoặc nhỏ hơn là small digraphm (vd Rode NT5). Đặc điểm chung của condenser là cần nguồn 48volt hay nguồn riêng. Large diagpram thường để thu vocal và nhạc cụ, small diagrpham thường chỉ để thu nhạc cụ. + Ưu điểm: nhạy, quãng tần số bắt trải dài 20hz-20khz hoặc hơn, bắt dc những tinh thế của giọng hát, cần gain ít hơn dynamic, chỉnh dc nhìu hình thái thu (shape hoặc multi-pattern) vd như omni (hình thu trước mặt ng hát rộng), directional (định hướng), hình số 8 trước và sau mic v.v. Kiểu dáng đẹp để quay MV 📷=)) + Âm thanh condenser thường nghe mở (open) hơn dynamic. Khuyết điểm: chính vì nhạy mà bắt noise nhìu hơn, vì nhạy nên chịu áp lực âm thanh trc khi vỡ (SPL - sound pressure level) cũng dở hơn dynamic, dễ vỡ - rớt vài lần là đi, dễ bị mốc nếu ẩm thấp, dễ bị những dư chấn làm ảnh hưởng (vd như xe tải chạy ngang nhà mặt đất rung rung) khi thu (đó là lý do tại sao có shockmount).

Condenser chia ra làm 2 loại thường thấy nhất: a. FET Gọi nôm na là mic bảng mạch điện tử, vd 1 số con hay thấy ở VN như NTA1A, Audio Technica AT2020, AKG P220, MXL 990 v.v. Cấu tạo bên trong là 1 bảng mạch điện tử có nhiệm vụ tiếp nhận sóng âm thu dc chuyển xuống jack vào audio interface. Âm thanh mic này thường là trung lập (neutral) hoặc sáng bén tiếng. Dùng nguồn 48v b. Tube Mic "bóng đèn" - đúng nghĩa đen có bòng đèn bên trong để sửa ấm âm thanh đi qua. Vd điển hình là Avantone CV12 mình đang xài, hoặc 1 số mic AKG, MXL để là tube mic. Âm thanh thường ấm dày hơn FET mic và có thể thay mod bóng đèn khác cho hay hơn. Bóng tube có nguồn riêng ko xài nguồn phantom.

Việc chọn mic nào thì tùy vào sở thích, cái chất âm, màu muốn có, giọng hát sẽ thu để chọn cho hợp lý. VD mình làm việc đa số với giọng nữ nên mình cần giọng ấm dày vì giọng nữ lên cao vốn mỏng thành ra ưu tiên xài mic tube hơn. Ngược lại giọng nam vốn đã ấm dày thì FET lại là 1 lựa chọn ok. Cá nhân mình đang sở hữu Avantone CV12 và Astion Spirit, mỗi mic dành cho mỗi ca sĩ phù hợp khác nhau. Tại sao chọn mic condenser? Trong studio khi muốn tiếng hát mở, tự nhiên và bắt dc sự tin tế thì nên xài condenser, trong nhạc live thì ít ng xài condenser do bị lọt feedback, noise bên ngoài quá nhìu vào... Vì nó nhạy và spl kém nên đôi khi thu các vocal gào théo rock hoặc các nhạc cụ lớn quá ko bít canh chỉnh là vỡ gain. Cần phải cân nhắc mục đích mic thu vocal hay nhạc cụ mà chọn mic phù hợp hơn.

Mở rộng chút: sau này bạn nào có tiền nên nghiên cứu mua thêm preamp rời xịn để kết hợp cùng mic mình ra dc chất màu mình muốn hơn nữa. Cái này nâng cao chút nên có tg mình viết sau.

2. Dynamic: Mic rất thông dụng trong live concert, vd điển hình con huyền thoại mà live concert hay studio nào đều có là Shure SM57/58. Ưu điểm: trâu bền, con Shure SM58 mình quăng lên rớt xuống 80 chục lần chưa thấy hư 📷=)), ko cần nguồn 48v, cách noise rất tốt, chịu áp lực âm thanh lớn SPL. Giá rẻ hơn condenser. Ko cần shockmount. Khuyết điểm: ko nhạy bằng condenser, ko bắt dãy tần rộng bằng (thường thì từ 60hz-16khz), ko bắt dc tinh tế chi tiết, bằng condenser, chỉ thu định hướng directional ko thu nhìu shape khác nhau dc. Khi càng vào gần mic thì bass sẽ bị khuếch đại hơn (proximity effect)=> beatbox lợi dụng để ra cái kick dập nổ hơn nên thấy beatboxer toàn kê mic sát miệng, k làm dc điều này với condenser. Gain đặc biệt phải lớn (thường thì 50% hơn so với condenser), mà đôi lúc gain lớn quá sẽ bị xì nếu preamp cùi.

Tại sao chọn dynamic? Nếu bạn phải thu 1 band acousitc hoặc live concert thì dyanmic vì những ưu điểm trên là phù hợp hơn. Hoặc các nhạc cụ lớn, vd snare thường ngta xài dynamic. Đặc biệt beatbox, rap hoặc metal thường ngta sẽ xài dynamic (vd con mình rất thích là mic Shure SM7B - huyền thoại thu album Thriller của Michael Jackson năm 1981). Ko nên chọn dynamic khi ở môi trường ko noise, cần bắt sự tinh tế chi tiết của giọng hát, nhạc cụ.

Dynamic cũng có màu riêng, chất âm riêng tùy hãng tùy model. Và cũng nên kết hợp xài pream rời bên ngoài cho tối ưu việc đẩy gain cao mà ko bị xì cho dynamic.

II. LỜI KHUYÊN CÁ NHÂN VÀ KẾT LUẬN Lời khuyên mình là trong studio ít nhất nên có 2 cái: 1 condenser, 1 dynamic. Hoặc nếu ko bao g thu live thì 2 condenser để đổi tùy giọng ca sĩ hoặc 1 mic thu vocal, 1 mic chuyên thu nhạc cụ. Condenser hay dynamic nếu mình hỉu bản chất nó và công dụng thì mình sẽ tối ưu hóa theo đúng mục đích của mình dc mà ko phải mua lung tung mất tiền ngu. Mic thì còn nhìu yếu tố, thông số nữa nhưng mình chia sẽ những cái gọi là ảnh hưởng nhìu và trực tiếp đến việc thu âm cơ bản thôi.

Một số mic mình đã sở hữu xài qua có thể vote là Rode NT series, Aston Origin/Spirit, Avantone CV12, AKG P200 series/P400 series, Audio Technica AT dòng 2,3,4 đều ok, hãng Blue cũng khá ok đã xài qua Bluebird... Dynamic thì Shure (sm58/57, sm7b), Blue, Audix... Nói chung nhìu quá tùy tầm giá, mục đích thu và chất âm mong muốn mà tư vấn cụ thể mới dc nên các bạn cứ cmt, mình sẽ trả lời cụ thể. Lời kết: mic là 1 yếu tố quan trọng đầu vào trong chuỗi tín hiệu. Hy vọng bài viết này giúp ích dc phần nào việc đi tìm mic của các bạn bằng cách có kiến thức và hỉu dc đặc tính cơ bản của mic. Nhưng phải nhớ thêm 1 điều 1 số phần cứng khác sau mic cũng sẽ ảnh hưởng như preamp, audio interface và 1 số kỹ năng trong khâu thu âm sẽ ảnh hưởng rất nhìu như mic placement - vị trí đặt mic, kỹ thuật thu mono/stereo cho nhạc cụ, xử lý âm học - acoustic treatment... Cái đó cũng quan trọng ko kém j mic. Chúc các bạn tìm dc mic ưng ý.


Tín Trần 1/2018

 
 
 

Commentaires


© 2016 by Tin Tran. Proudly created with Wix.com

bottom of page