HƯỚNG DẪN CHỌN AUDIO INTERFACE
- Tín Trần
- Jul 21, 2019
- 8 min read
Hi các bạn, đây là bài viết cuối trong loạt series các bài viết hướng dẫn thiết bị phòng thu cơ bản dành cho các bạn mới tập làm. Mình đã viết về việc chọn loa, headphone, mic, midi keyboard, các bạn search #baiviethuongdan trong group là sẽ ra loạt bài đó. Bài này tutorial về cấu tạo, đặc tính và định hướng chọn audio interface. Một lần nữa trong phạm vi bài viết sẽ ko đề cập quá sâu thông số kỹ thuật, chỉ nói những j cần thiết quan tâm cho newbie và có j các ae cao nhân có thể đóng góp ý kiến thêm.
I. VAO TRÒ CHÍNH AUDIO INTERFACE (AI):
- AI chủ yếu bản chất là để biến đổi tính hiệu analog khi đàn hay thu âm trở thành tín hiệu kỹ thuật số để máy tính làm việc, đây là quá trình ADC (analog to digital conversion), và khi xuất bài ra là âm thanh ra loa, headphone để nghe thì sẽ dc biến đổi ngược lại DAC (digital to analog conversion).
- Nhiệm vụ tiếp theo là kết nối thông qua inputs XLR/TRS để thu mic hoặc thu nhạc cụ. Đồng thời khuếch đại tín hiệu đi qua thông qua preamp.
- Có driver thiết kế riêng để giảm thiểu độ trễ khi phối hay thu âm.
- Nâng cao chất lượng âm thanh thu đầu vào và âm thanh đầu ra sau mixing/mastering.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CẦN LƯU Ý:
1. Số lượng inputs/outputs:
Việc đầu tiên khi mua là nên cân nhắc xem trong hiện tại và tương lai gần thì bạn sẽ cần thu trực tiếp tối đa bao nhiu ng hát, nhạc cụ cùng 1 lúc. Đa phần bây g các audio interface (AI) tối thiểu là 2 nhìu hơn là 4 và 8. Khi thu mic thì sẽ xài input XLR (dân giang gọi là jack canon), thu nhạc cụ như bass guitar, e-guitar thì TRS.
Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ làm beat, lâu lâu thu 1,2 ng thì 1 AI 2 inputs hoàn toàn đáp ứng dc. Nếu bạn thu 1 band acoustic nhỏ bao gồm key, guitar, vocal, bass thì tối thiểu 4 inputs hoặc 8. Nếu bạn thu band có trống acoustic thật thì 8 inputs vì trống riêng mình nó đã chiếm ít nhất 4 inputs (thực ra thu trống ngta thường xài cho riêng mình nó 5-8 inputs rồi). Nếu cần thu nhìu hơn nữa thì nên cân nhắc digital mixer, nhưng trong phạm vi bài viết mình sẽ ko đề cập tới cái này.
AI càng nhìu inputs càng mắc.
Một số AI phổ thông điển hình ở VN:
2 inputs: Scarlet 2i2, Audient ID14, Presonus iTwo, Steinberg UR22, Roland UA55, Komplete 6...
4 inputs: Scarlett 6i6, Steinber UR44, Tascam 800, Presonus 44vsl...
8 inputs: Presonus Firebox, Scarlet 18i20, Presonus 1818vsl...
Outputs ít quan trọng hơn inputs, chủ yếu để outputs ra loa hoặc loa monitor cho ban nhạc khi thu, out ra headphone amp hoặc subwoofer... Thường home studio thì chỉ cần 1-2 cặp outputs là đủ.
2. Chuẩn kết nối:
Đây là điều khá quan trọng. Theo tình hình hiện nay thì phổ biến nhất là usb 2.0 và 3.0. Bên cạnh đó thì còn chuẩn cũ là firewire 800 và chuẩn mới đang thay thế dần và tốt hơn là thunderbolt 1,2. Nhưng xu hướng chung tương lai gần của thế giới đó là chuẩn usb type c vì chuẩn này vừa có thể thiết kế chạy usb 3.1 gen 2 và thunderbolt 3 dc và Win chính thức hỗ trợ mạnh, các mainboard, laptop Win đang tích hợp dần cũng như bên Mac đã đón đầu cho dòng macbook pro.
+ USB 2.0 và 3.0: ưu điểm là phổ biến, hiện tại tương đối ổn định và giá thành rẻ. Lưu ý usb 3.0 ko làm giảm độ trễ tiếng so với usb 2.0 vì băng thông nó tăng lên nhưng ko làm cho tốc độ truyền nhanh hơn, nên về low latency thì ngta nghiên cứu 2 thằng như nhau, chỉ có điều 3.0 có vẻ ổn định và truyền dc nhìu hơn khi số lượng track thu cùng lúc nhìu.
+ Firewire 800: đây là chuẩn cũ trên 1 số AI cũ và nó xuất hiện chính trên máy Mac cũ hồi xưa, thực sự mà nói thì chuẩn này rất gặp nhìu vấn đề tương thích, máy win phải mua thêm card firewire, rồi hên xui trục trặc, cá nhân mình trước đây hồi lâu xài firewire nhưng rất ko ổn định hay trục trặc. G thì hầu như mainboard, laptop win và kể cả mac đã bỏ dần chuẩn này ko còn support nữa. Lời khuyên là an toàn các bạn nên tránh firewire 800.
+ Thunderbolt 1, 2: là chuẩn đương thời bên mac là chủ yếu, băng thông lớn gần 3-4 lần usb, ổn định và low latency cực thấp vì nó thiết kế theo PCIE giao tiếp data trực tiếp với mainboard chứ ko như usb. Ai muốn hỉu thunderbolt và usb sao google nhé. Đây là chuẩn phổ biến thịnh hành bên AI bên mac.
+ USB Type C/Thunderbolt 3: là chuẩn mới dự đoán sẽ cực kì phổ biến và thịnh hành vì nó đem thị trường mac và win lại gần nhau, máy nào cũng sẽ dần support chuẩn này nên AI chắc chắn tương lại sẽ lấy chuẩn giao tiếp này. BĂng thông cực cao, tốc độ gấp 4 lần USB 3.0 gen 2. Một cổng nhưng có thể xài usb hoặc thunderbolt 3 dc. Độ trễ cực thấp, độ trễ thấp nhất đo được hiện tại là trên AI Presonus Quantum với 16 sample buffer và tổng latency là 1,67ms!!!
Các bạn cân nhắc máy mình sẽ xài chủ yếu cổng giao tiếp nào, đừng mua loại nào máy ko có rồi mua adapter về chuyển xài sẽ gặp vấn đề này nọ. Lời khuyên là hiện tại usb bên win và thunderbolt bên mac.
3/ Low Latency:
Nôm na là độ trễ của AI. Thực ra độ trễ latency khi mình hay thu âm hay phối là bị chi phối bởi sức mạnh CPU và driver của AI hãng đó thiết kế. Các hãng thiết kế driver cho AI mình càng tốt thì độ trễ càng thấp + CPU càng mạnh thì kết hợp.
Độ trễ tổng input + output latency chấp nhận dc nên là dưới 12ms vì tai ngta chỉ cần trên 12ms là đã cảm nhận dc độ trễ khi hát hoặc đàn. Nên khi mua AI hãy quan tâm đến latency, check xem ở buffer samples 64 và 128 tổng độ trễ như thế nào, và chạy xem có bị giựt, nổ âm thanh ko. Kinh nghiệm cá nhân cho thấy cpu i7 hiện nay thường chỉ xuống dc 128 trung bình, 64 sẽ có cpu bắt đầu giựt nổ, drop out audio do chịu ko nổi. Muốn cải thiện thì nâng cấp CPU hoặc nâng cấp AI khác có chuẩn giao tiếp nhanh hơn. Nói chung latency càng thấp càng tốt cho việc phối khi đàn nhanh ko bị cảm giác trễ, thu đặt nhìu plugin trực tiếp trong DAW dc v.v.v
4. Chất lượng âm thanh:
Nói chung chất lượng âm thanh trong AI có nhìu yếu tố nhưng quan trọng nhất là những cái sau: chip converter, preamp và dynamic range.
+ Chip conveter: Như đã nói về ADC và DAC chip converter sẽ là thành phần chính yếu làm chuyện đó, chip xịn, hay nổi tiếng hay j j đó sẽ cho chất lượng âm thanh ra loa khác nhau. Lý do tại sao mà Audient ID4 hay ID14 lại mắc hơn các AI khác trong cùng phân khúc là vì chip converter nó là nổi tiếng của kỹ sư âm thanh Burr-brown, cho âm thanh hay đẹp v.v. hoặc các AI khác Apogee, Universal Audio mắc hơn là do vậy...
+ Preamp: mỗi AI sẽ dc mỗi hãng thiết kế preamp khác nhau, thường thì nó sẽ là trong suốt ko nhuốm màu chỉ khuếch đại tín hiệu hay sẽ có nhuốm 1 màu sáng/ấm/dày j đó tùy loại. Vd 1 lần nữa Audient cũng nổi tiếng với preamp của họ nên AI của họ nhuốm màu của sản phẩm preamp của dàn console họ ASP8023... nhìu hãng họ có "công nghệ" riêng của họ làm preamp cho chất âm thu vào hay khác nhau và đây cũng là lý do tại sao AI này mắc hơn AI nọ. Một đặc tính khác là 1 số preamp khi gain lớn ít noise hơn 1 số preamp khác cũng do hãng này thiết kế tốt hơn hãng kia.
+ Dynamic range: đây là yếu tố mà rất ít ng ko để ý hoặc ko quan tâm. Giải thích sâu vô nguyên lý âm thanh thì rất dài dòng nên nói nôm na dễ hiểu là đây là sự bảo toàn giữ lại dc chất lượng âm thanh khi thu vào biến đổi qua tín hiệu digital và ngược lại khi DAC sẽ giữ dc bao nhiu chất lượng âm thanh sau khi mix/master cho ra kiểm âm trung thực nhất có thể. Dynamic range càng cao thì càng tốt và thường càng mắc.
VD scarlett 2i2 chỉ có 106-108db dynamic range, trong khi đó Audient ID14 có 115-117db, Apogee, Universal Audio hay gần đây nhất Presonus đều có dynamic range 120db.
Một cái nữa là bit rate và sample rate. Cũng ảnh hưởng chất lượng âm thanh nhưng hầu như AI hiện nay đa phần đã hỗ trợ lên tới 24bit và 96khz rồi nên cũng ko khác biệt nhìu. Số càng lớn thì âm thanh ngay clear, rõ, đẹp hơn thôi nhưng đôi khi khó nhận biết và tác dụng phụ là file nhạc dung lượng lớn hơn và cpu xử lý cực hơn. Chuẩn chung hiện nay thường là 44khz và 16bit hoặc 48khz và 24bit.
5. Onboard DSP hay ko?
Có 2 trường phái AI dc tạo ra, có DSP nghĩa là có chip xử lý những plugin riêng của hãng trên AI hay ko có. Để khi thu âm, bạn có thể để reverb, comp, eq vào kênh thu mà ko làm track đó bị trễ tiếng đi, ca sĩ sẽ nghe thấy hay hơn. Tuy nhiên vì hiện tại CPU đã rất mạnh, driver các AI càng ngày tốt hơn nên 1 số AI ko cần DSP và họ chạy plugin trực tiếp từ DAW thêm vào như có DSP và vẫn có độ trễ chấp nhận dc. Thường AI có DSP sẽ mắc hơn AI ko có DSP.
Một số AI có DSP nổi tiếng là Universal Audio Apollo series
6. Cuối cùng là chất lượng build của sản phẩm, các plugin, DAW tặng kèm và giá sau khi cân nhắc các yếu tố trên. Cho nên chưa chắc rẻ là cứ nên mua, đôi khi cùng số lượng inputs chỉ hơn vài trăm đến 1tr nhưng những yếu tố ảnh hưởng chất lượng âm thanh lại hơn hẳn.
III. LỜI KHUYÊN CÁ NHÂN:
Dĩ nhiên cái đầu tiên cân nhắc là hầu bao của các bạn chi ra dc bao nhiu cho AI, đây là 1 thiết bị quan trọng ko muốn nói là nhất trong chuỗi phần cứng nên cũng đừng tiết kiệm quá. Nếu bạn chỉ là beat maker thì inputs/outputs ko quan trọng bằng thu âm band nhạc, nhưng quan trọng hơn là những yếu tố ảnh hưởng chất lượng âm thanh như đã nêu. Nếu bạn chỉ thu âm thì low latency ko quan trọng bằng các bạn làm beat vì khi làm VSTi nhìu sẽ nặng và trễ tiếng hơn thu âm khá nhìu. Nếu làm production trọn gói thì phải cân nhắc tất cả những yếu tố trên. Một lần nữa, nhu cầu mỗi ng khác nhau, bài viết định hướng giúp các bạn hỉu rõ tính chất cấu tạo chính của AI để mua cho thật sự đúng và khôn ngoan cho nhu cầu của mình.
Các bạn có thể cmt để mình tư vấn cụ thể từng trường hợp rõ ràng hơn. Chúc các bạn tìm dc 1 Audio Interface trợ thủ đắc lực ưng ý!!!
Tín Trần 2/2018
Comments