8 SAI LẦM THƯỜNG THẤY KHI THU ÂM
- Tín Trần
- Jul 24, 2019
- 5 min read
8 SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI THU VOCAL/NHẠC CỤ LIVE:
I. Ko để ý âm học của phòng Thường chúng ta sẽ có xu hướng chú ý về gears hơn là xử lý âm học của phòng. Các vấn đề thường gặp chính là noise, bị vang (reverb) và dư các tần số khác nhau. Vấn đề này khá là phổ biến và ít dc chú ý đúng mực ở các phòng thu home studio tại VN. Đa số các phòng thu ở VN sẽ dán mút hột gà kín mít, tuy nhiên điều này là ko đúng và nó chỉ giúp bớt đi reverb và xử lý các tần số cao (đa phần trên 500hz). Việc dán mút quá nhìu đôi khi nó còn làm phòng quá khô dampen. Tần số thấp cần vật liệu có tỉ trọng dầy và năng hơn để xử lý. Cơ bản thì acoustic room treatment có 3 loại vật liệu chính: absortion, diffuser & bass trap (còn có thêm floor and ceiling cloud). Ngoài ra còn có các EQ soft room correction để analyze và giúp hỉu về vấn đề EQ của phòng. Riêng về vấn đề xử lý âm học, mình sẽ phải dành riêng hẳn 1,2 bài viết nên ko thể nói hết đây được. Chủ yếu là các bạn phải giảm tối thiểu noise, độ vang. Nên nghiên cứu học thêm về vấn đề âm học.
II. Dùng Micro không phù hợp: Trên thị trường có rất nhiều loại mic, có những loại mic sẽ cho tiếng ấm, có những loại mic cho tiếng sáng v.v. Có những mic thì giọng nam hát rất đẹp nhưng giọng nữ lại ko phù hợp hoặc ngược lại, một số mic rất phù hợp rap, nhưng lại ko phù hợp với nhạc ballad, rock v.v. Bên cạnh đó đa số ở VN dùng mic chuyên thu vocal - large diaphram condenser cho việc thu guitar, mà ít khi nào biết và hỉu về SDC - small diaphram condenser để thu cho guitar, nhạc cụ mộc và sử dụng kỹ thuật stereo miking để thu tiếng nhạc cụ hay hơn (vì thu vocal hiếm khi nào sử dụng thu stereo). Việc am hỉu và nhận biết sử dụng đúng mic đúng chất giọng, nhạc cụ là ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh đầu vào.
III. Headphone mix chưa đủ tốt: Headphone mix nôm na là cái output vào headphone cho ca sĩ khi nghe. Dĩ nhiên chúng ta ko thể cho ca sĩ nghe khô queo thì rất khó hát. Thường thì chúng ta sẽ send 1 reverb pha 1 chút vào để ca sĩ dễ hát hơn. Nhưng chúng ta phải cẩn thận vì khi thêm plugin reverb là chúng ta đang thêm độ trễ vào đường tín hiệu chung cho nên đòi hỏi cpu và driver của audio interface phải mạnh. Đó là lý do tại sao những ng chơi hardware họ xài reverb phần cứng để họ có thể send reverb đó từ preamp cho ca sĩ hát thêm cảm hứng mà ko thêm latency trong DAW. Ngược lại việc thêm quá nhìu, hoặc reverb quá rộng sẽ làm cho ca sĩ cũng khó hát ko kém, do ko kiểm soát được cái đuôi tiếng vang khi hát, thường sẽ bị nhòe chữ, hoặc ko định hình được chữ, bị làm rối tempo v.v. Việc thêm reverb cho headphone mix là 1 việc cần thận trọng và vừa phải.
IV. Không warm up cho vocal & instrumentalist: Việc hát hay đàn luôn cần phải warm up. Khi không khởi độn, giọng hát sẽ bị cứng và thô ráp hơn. Một người hát có chuyên môn sẽ biết những vấn đề về phóng giọng - voice projection, dựng cột hơi - breath control & handling, khẩu hình - diction v.v. Đây là những điều mà các ca sĩ chuyên nghiệp luôn phải biết và khởi động trc. Người recording enginner giỏi là người phải bít và am hỉu về thanh nhạc 1 chút và biết cùng ng ca sĩ warm up, bằng cách cho hát so qua vài lần, hoặc warm up theo kiểu thanh nhạc các bài tập .v.v Và xuyên suốt trong quá trình thu, 1 người kỹ sư âm thanh giỏi là 1 ng phải định hướng cách nhả chữ, màu giọng và cách điều tiết hơi, dẫn dắt dynamic để thể hiện ra tình cảm của giọng hát. Đây là 1 trong những thiếu kém của các producer ở VN, đa số biết về đàn hoặc kỹ thuật nhưng lại ko am hỉu về thanh nhạc.
V. Ko chú ý đến Gain Stagging: Tín hiệu đầu vào cực kì quan trọng. Rác vào rác ra. Gain stagging là âm lượng đầu vào. Nguyên tắc vàng luôn ở trong khoảng trung bình -12dB là lý tưởng và thỉnh thoảng peak ở -6dB để chừa headroom cho mixing và tránh clipping. Một số bạn thu vocal ở VN, vì ko biết nên luôn luôn thu cho lớn nhất có thể, điều này là cực kì sai lầm. Việc bảo đảm cho input level của track thu vào ở -12dB là việc đón đầu đường dài cho mixing, kể cả các track vsti, cũng chỉ nên quanh quẩn ở -6dB. Khi set gaing stagging ở mức thấp vậy, nếu các track nhạc cụ còn lại quá lớn, thì đừng nên vội tăng gain trên preamp lên, mà hãy điều chỉnh thanh fader volume của các track nhạc xuống. Nên nhớ nguyên tắc chung của mixing là hãy giảm trước khi tăng.
VI. Thu qua ít hoặc quá nhiều: Việc thu nhìu takes - nhìu lần - nhìu đoạn khác nhau sẽ khiến cho ca sĩ mệt giọng và performance sẽ giảm. Ngược lại thu quá ít, đôi khi ca sĩ ra về rồi ng producer nghe lại có những chỗ sẽ ko hài lòng và lúc đó ko có data để làm việc. Tệ hại hơn là lỡ như ng ca sĩ đó ko thể thu lại. Lời khuyên của mình là mỗi 1 đoạn luôn có ít nhất 1-2 lần/takes tốt để backup. Một vấn đề khác là thu quá cắt đoạn chia nhỏ, đây là 1 điều ko tốt vì nó sẽ có thể làm cho mỗi lần hát màu cách hát sẽ thay đổi đôi chút, nhất là đối với những ca sĩ ko nhìu kinh nghiệm và ko có sự ổn định trong việc kiểm soát giọng. Chúng ta nêchia đoạn lớn để thu, vd phiên khúc hoặc điệp khúc. Chứ đừng thu theo câu rồi sửa từng cầu nhỏ 1 hay thu vài ba chữ. Một buổi thu nên chỉ 2 tiếng tối đa cho vocal, vì hát hơn 2 tiếng, giọng sẽ bắt đầu xuống. thường thì nên có nghỉ giữa giờ.
VII. Cách vị trí mic ko đúng: Người hát đứng với mic luôn ảnh hưởng rất nhiều đến âm thanh. Đứng gần luôn cảm giác giọng ấm hơn, đứng xa sẽ mỏng giọng. Đứng gần thì những âm sibiliance vd x, sh, s... luôn sẽ rõ hơn. Người producer phải có kinh nghiệm và điều chỉnh từng ng ca sĩ, vì mỗi ng sẽ có thói quen đứng cách mic khác nhau và họ sẽ thoải mái cách khác nhau và cũng cho ra âm thanh khác nhau.
VIII. Bạn ảo tưởng rằng có thể fix sau đó: Quá trình thu là quan trọng nhất cho việc các track live. Nên đừng nghĩ là mình thu đỡ đỡ tạm rồi sau đó tìm cách fix các vấn đề về tần số, và cao độ, nhịp, lấy hơi, nhả chữ v.v.v.sau. Đừng lạm dụng soft. Những điều liên quan tới performance là những cái khó sửa và mất thời gian để sửa nhất. Thà cực trong khâu thu còn hơn sẽ nhức đầu trong khâu mix. Đừng lười và ẩu!
Tin Trần 3/2019 #vnprod_tutorial #baiviethuongdan

Comentarios