7 LÝ DO KHÔNG NÊN MIX KHI CÒN LÀ MIDI
- Tín Trần
- Jul 24, 2019
- 5 min read
7 LÝ DO KO NÊN MIX KHI CÒN LÀ MIDI TRACKS:
Chào ae mình lại đến với ae 1 bài tutorial nữa. Mình nhận dc khá nhiều bạn hỏi nên mix multitracks project khi đang còn midi hay nên biến đổi các tracks qua audio rồi hẳn mix. Câu trả lời của kinh nghiệm cá nhân mình cũng như tham khảo nước ngoài, các producer đi trước thì là NÊN MIX MULTITRACKS Ở DẠNG AUDIO. Với các lý do sau:
1. MÁY TÍNH BẠN SẼ KHỎE HƠN:
Một trong những lý do rõ nhất là máy bạn sẽ khỏe nhẹ hơn khi track midi đã dc biến đổi thành audio. Midi vốn dĩ bản chất nó là tín hiệu digital, bản thân nó ko nặng và ko có tiếng nếu ko dc gắn samples library vsti vào. Nhưng chính việc gắn vsti này thì CPU phải làm 1 nhiệm vụ là load samples từ HDD/SSD vào ram và streaming liên tục data samples từ ram, thành ra CPU sẽ hoạt động nhiều hơn và ram cũng bị ăn. Một số vsti edm cũng rất ngốn cpu dù k xài samples vd Sylenth, Serum... Các DAW hiện nay đa số đều có tính năng biến đổi midi thành audio và quá trình này là 2 chiều và cực kì nhanh chóng tiện lợi (trên S1 gọi là transform to audio hoặc ngược lại transform to midi). Việc này sẽ giúp giải phóng ram, giảm tải CPU rất nhiều và để dành sức mạnh CPU cho việc thêm insert effect plugins vào để bắt đầu mix và hạn chế hiện tượng audio dropouts giựt nổ tiếng.
2. HẠN CHẾ VIỆC ÂM THANH BỊ BIẾN ĐỔI:
Đôi khi bạn mix trên các track midi, thì nhìu lần xuất file ra khác nhau bạn sẽ có thể thấy có 1 vài chút biến đổi về 1 vài chỗ của âm thanh, của note này note kia, khá là lạ. Thì đây chính là bản chất của các bộ vsti thời nay. Nó gọi là humanization/randomize/round robin... Đây là tính năng làm cho các note midi đánh nghe mỗi lần mỗi khác 1 chút, mang tính "con người" hơn, làm cho âm thanh thật hơn. Các bộ drum vsti sẽ có humanization để tránh khi đánh snare báo 8th hay 16beat nghe như machine gun, còn randomize là các bộ piano vsti đôi khi nó sẽ làm cho âm thanh của các note khác đi 1 chút tùy vào velocity, các bộ strings thì sẽ thấy cụm từ round robin xuất hiện khá nhiều - nó làm cho tiếng mỗi note khi playback lại sẽ làm khác đi, nhất là cái đuôi của note, vì người chơi nhạc cụ dây thực sự cùng 1 note bấm 2 thời điểm sẽ khác nhau. Khi bạn còn để track ở midi, nghĩa là sự ngẫu nhiên thay đổi này vẫn còn diễn ra. Và khi bạn transform nó sang audio thì nó sẽ áp samples lên và cố định việc biến đổi này, nên mix trên audio sẽ cho kết quả ổn định hơn về phương diện này.
3. CHO THẤY ĐƯỢC WAVEFORM VÀ GIÚP KHẮC PHỤC CÁC VẤN ĐỀ Ở DẠNG WAVEFORM
Khi đã chuyển sang audio, thì track sẽ được hiển thị là dạng sóng - waveform nên khi đó chúng ta sẽ thấy dc những vấn đề, biểu hiện bất thường của sóng nếu có mà khi ở midi chúng ta ko detect được. Vd 1 số vsti khi chơi midi thì bthg, nhưng khi xuất ra audio, 1 số chỗ âm thanh bị dropout, sóng âm bị clip hoặc có 1 vấn đề j đó thay thì chúng ta nhìn thấy rõ vì chúng ta nghe vsti và đoán nó chỗ nào. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ thấy được những transients ở đầu mỗi sóng âm (trong thuật ngữ mixing thì việc này liên quan đến attack - compressor) và giúp chúng ta line up các track khi có vấn đề j về phase.
4. ĐỒNG BỘ VỀ SAMPLING RATE:
Các bộ vsti xài samples, đôi lúc có bộ được sampled tại 44khz 16bit, có bộ 44khz 24bit, có bộ 48khz 24bit, thậm chí có bộ 96khz 24bit v.v. thì việc xuất audio vậy buộc sẽ upsampling (hoặc downsampling tùy) để ra chuẩn sampling rate & bit depth của project. Vd project bạn làm ở 48khz 24bit (recommend studio quality) thì 1 bộ vsti 44khz và 16bit sẽ buộc upsampling lên cho đồng bộ và vẫn giữ nguyên tempo theo project (vì ai làm việc sẽ biết rằng khác sample & bit rate sẽ đôi khi làm track nhanh hay chậm hơn tempo ở 1 sample & bit rate khác). Nên để tránh rủi ro, nên biến đổi qua audio.
5. GIẢM LATENCY KHI THU VOCAL HOẶC LIVE INSTRUMENT:
Đây là kinh nghiệm cá nhân, khi sản xuất trọn gói thì sau khi phối multitracks xong, nếu thu vocal bạn còn để vsti thì cpu sẽ bị nặng, dẫn đến việc ko thể giữ mức buffer audio đó, buộc phải tăng buffer lên dẫn đến tình trạng latency tăng và ảnh hưởng việc thu live audio. Việc biến đổi qua audio sẽ clear việc cpu ram streaming data và làm giữ dc mức latency thấp nhất có thể với multitracks.
6. GIÚP CHÚNG TA FOCUS VÀO MIXING PROCESS VÀ NGƯNG SỬA TỚI SỬA LUI BÀI:
Một trong những ích lợi của việc biến đổi qua audio là để chúng ta tập trung hẳn vào việc mixing thay vì cứ chỉnh sửa tới lui về sound design, chỉnh sửa (đôi lúc còn khiến bài càng ngày càng tệ hơn). Dĩ nhiên cũng cần phải tương đối ổn bài và hài lòng bài. Với công nghệ transform to audio/midi 2 chiều hiện nay thì nếu càn sửa chỉ cần biến đổi track nào đó bạn muốn sửa trở lại thành midi và sửa cực kì nhanh gọn lẹ. Với cá nhân mình, mình luôn làm việc chia rạch ròi các khâu, arrangment - làm việc hoàn toàn với midi, sau đó là recording - bao gồm thu live nhạc cụ và vocal, sau đó là đến mixing- là khâu mà toàn bộ tracks đều đã là audio. Trước khi có tính năng này ra, lúc xài Cubase 5, mỗi lần sửa mình lại rất khổ sở phải sửa lại track đó rồi lại xuất lại audio file, rồi lại import vào mixing project v.v. Nay tiện nhanh hơn rất nhiều. (Đó cũng là lý do mình chuyển sang Studio One từ 2012 vì có tính năng cực kì powerful cho việc phối trọn gói này)
7. GIÚP CHO PROJECT CHÚNG TA TRỞ THÀNH UNIVERSAL, HẠN CHẾ RỦI RO CHO TƯƠNG LAI
Bạn để project ở dạng midi, nếu khi cần đem qua 1 studio khác để mix, thì họ ko xài vsti như bạn xài thì bạn khóc tiếng máng. Để tiện cho việc collab thì máy nào, daw nào cũng xử lý và đọc được audio file nên khi biến đổi thành audio r, thì chúng ta gửi project sẽ ko bị trở ngại và nó thành 1 chuản universal, partner có thể mix trên đó, cần thiết họ có thể thu âm trên đó v.v. Đồng thời project đó sau vài năm, bạn lôi ra lại và phát hiện rằng mình đã ko còn xài vsti đó, xóa mất nó vĩnh viễn hoặc tệ hơn ko còn cài lại được thì lại khóc tiếng máng tập 2.
Mix ở midi ko phải là sai, nhưng mix ở audio sẽ lợi nhìu hơn so với midi. Cho nên lời khuyên ở đây là sau khi bài phối đã tạm ổn, chúng ta nên chuyển đổi đó thành audio để mix, đó cũng là lý do càng ngày về sau các DAW đều thêm tính năng biến đổi trực tiếp track midi thành audio liền ngay lập túc nhanh gọn lẹ! Hy vọng bài viết này sẽ giúp workflow của a e tốt hơn nhé!
Để đọc khá nhiều các bài tutorial khác của mình, xin search trong group #vnprod_tutorial + Tín Trần Tín Trần 3/2019 #vnprod_tutorial

Comments