top of page

5 ĐIỀU SAI LẦM NEW PRODUCER THƯỜNG GẶP

5 ĐIỀU SAI LẦM THƯỜNG THẤY Ở NEW PRODUCERS

Hôm nay lại rảnh và chia sẽ tiếp thêm 1 bài. Đây là những kinh nghiêm cá nhân mình thui, nên cũng ko hẳn nó sẽ đúng, áp dụng với mọi người. Dầu vậy mình rất vui dc viết ra để cùng thảo luận và hướng dẫn ae ^^

1. KO NGHIÊN CỨU VỀ GEARS ĐỦ HOẶC QUÁ ÁM ẢNH VỀ GEARS Một điều thường thấy ở những người mới bắt đầu, kể cả cá nhân mình hồi xưa là 1 trong 2 thái cực trên. Với những bạn có tiền, ko giỏi kỹ thuật, tiếng anh thì đôi khi các bạn khá chủ quan trong việc mua sắm đồ thiết bị, mà chỉ nghe người này người kia nói rồi mua theo, mà ko bít rằng đôi khi đồ đó xài ok cho nhu cầu của ng khác mà lại ko tốt nhất cho nhu cầu của mình. Nghe lời khuyên của ng khác cũng tốt nhưng nên nghe nhìu hướng, của nhìu ng uy tín có kinh nghiệm - vì dân VN mình hay rất thích thể hiện theo kiểu "truyền miệng" - "đồn đãi" mà cá nhân chưa trải nghiệm bao g. Kiểu như là "ờ a nghe bạn a nói xài con AI đó ngon lắm, driver ổn định các kiểu phòng thu nào cũng xài" (trong khi đó a chưa có xài 📷=)) cho nên khi tư vấn cho người khác nó lại sai hoặc đi ngược lại xu hướng của thế giới. Vd mình đã từng có 1 bạn học viên trước đây nghe lời ng này ng kia mua con Digidesign 002/003 là những con Avid discontinue từ lâu, chuẩn firewire cũ kỹ, và ko support các win mới v.v. nói chung rất nhìu vấn đề và vẫn là do nghe hết ng này ng kia đồ là ngon ok. Và bạn ấy đã chết lên chết xuống, đau đầu vì suốt ngày con AI của bản bị disconnect, rồi vấn đề tùm lum tà la, sau này bản đổi qua 1 con AI khác hiện đại chuẩn mới hơn là nhẹ đầu lun và lúc đó tập trung sáng tạo. Đúng là đồng ý hồi xưa nó ngon nhưng ai đọc bài hướng dẫn về AI của mình sẽ hỉu tại sao nên né những con quá cũ đi, vì sự ko ổn định, chuẩn giao tiếp v.v. nó sẽ đem lại cho bạn sự nhức đầu nhìu hơn là yên tâm làm việc. Và công nghệ thời nay nó càng ngày khiến AI càng tốt, chuẩn giao tiếp thân thiện tiện lợi, chất lượng hơn. Đừng mãi sống bám vào những cái bóng tượng đài đã qua 1 thời của quá khứ nữa. Do sự thiếu hiểu biết tự nghiên cứu mà nghe đồn đãi quá nhìu. Hãy là 1 người xài đồ có nghiên cứu và hỉu biết nhất định, nếu ko tự hỉu bít dc thì hãy tham chiếu những ae am hỉu công nghệ thực sự chứ ko chỉ nghe nói này nọ kia suốt. Một thái cực khác là có những bạn lại quá obssessed về gears. Suốt ngày nghiên cứu về gears, và rất là mọt sách về các thông số (mình phải thừa nhận mình cũng thuộc nhóm này hơn 📷=)) Và suốt ngày so sánh gears, ráng tìm cách nâng cấp. Mà lại bỏ qua việc tập trung làm nhạc, các khâu khác trong vấn đề sx nhạc, cho ra sp. Cái này gọi là bệnh nghiện gears, khá khó chữa 📷:)) Nói chung lời khuyên là, nghiên cứu kỹ và đủ thôi, phù hợp nhu cầu, ổn định và chất lượng ok trong tầm tiền của mình và rồi move on!! Gears chỉ là công cụ thôi, nó ko tạo ra âm nhạc dc. Its the ears not the gears!!! Hãy tập trung làm nhạc đi, cái chính mới là vậy, chứ ko phải suốt ngày cứ so con mic này với con mic khác hay AI này với AI khác. Sau này có tiền nâng cấp lên phân khúc khác lại bắt đầu nghiên cứu tiếp cũng ko muộn, và vì công nghệ lúc đó nó lại bắt đầu khác sau vài năm r.

2. MẤT SỰ CÂN BẰNG Sx nhạc nếu bạn đam mê đi theo con đường dài thì bạn phải tạo được sự cân bằng. Rất nhìu bạn trẻ đam mê quá, thì thường thiếu điều này. Có những lúc trước đây mình rất máu, 1 ngày ngồi phối gần 10 tiếng đồng hồ, nhưng qua ngày hôm sau thì lại ngán tới tận cổ ko mún đụng vô cây đàn. Chúng ta nên có 1 kế hoạch sự phân bổ làm việc tương đối rõ ràng để tạo ra sự cân bằng. Nó sẽ đem lại ích lợi về lâu về dài. Có những người dành cả tuần để mà phối, rồi xóa, rồi làm lại rồi cuối cùng ngán, chán rồi ko bao g đưa ra sp đó lun 📷:v (mình có hơn cả chục project vậy). Làm việc khá ngẫu hứng tùy tiện và ko có kế hoạch cụ thể. Sự cân bằng ko những nói về giờ giấc mà còn nói về sự phân bố các khâu trong công đoạn sx. Vd có những người phối đi phối lại hoài, vẫn chưa thấy hài lòng, quá tập trung vào phần phối, mà lại xem thường hoặc bỏ qua, làm qua loa phần mix. Có những người phối qua loa mà lại tập trung mix. Hoặc có những người dành mấy tiếng đồng hồ cả ngày ngồi mix suốt, đến khi tai họ quá mệt, chẳng nghe ra dc j khác biệt thì họ stop. Rồi qua ngày hôm sau mở lại thì thấy nó tệ lậu thôi rồi. Con đường dài bạn đam mê thật sự cần có 1 sự cân bằng nhất định. Cá nhân mình khi thấy đã bí ý tưởng phối, mình đi xả stress bằng cách đi xem film, chơi games, chụp ảnh v..v hoặc đôi khi xong 1 sp trọn vẹn, cảm thấy ngán, mình sẽ dành 2 ngày xách xe lên và phượt... Chúng ta cần những hobby khác để tạo sự cân bằng cho passion này. Sự đam mê nó là con dao 2 lưỡi. Vì làm quá sẽ bị bế tắc, cạn kiệt.

3. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH TRAU DỒI BẢN THÂN Có những bạn sx nhạc, ngày này tháng nọ vẫn thấy cách phối như vậy, bị lề lối, ko tiến bộ, màu sắc ko phong phú lên, chuyên trị 1 dòng và chỉ 1 dòng đó v.v. Vẫn là con đường dài đam mê, phải có sự đầu tư vô bản thân phát triển lâu dài. Cho dù đó là việc bạn đầu tư học thêm piano skill, lý thuyết hòa âm nâng cao, hay việc bạn tự học đọc thêm tips & tricks trên mạng, youtube thì bạn phải biết mình yếu chỗ nào cần bù đắp, và mình mạnh chỗ nào cần phát huy thêm. Và phải có kế hoạch học mỗi ngày ko ngừng. Sx nhạc nó phát triển ko ngừng, lớp trẻ lên sẽ giỏi hơn mình. Cho nên nếu mình an nhàn tự tại tự thỏa mãn sẽ đi thụt lùi. Thường gian đoạn đầu chúng ta học rất nhanh tiến bộ khá rõ, nhưng chỉ cần 3-4 năm trong nghề chúng ta sẽ dần ỷ lại và bão hòa về kỹ năng, sáng tạo, ý tưởng, styles v.v. Cho nên hãy luôn nhắc nhở bản thân học hỏi không ngừng.

4. KHÔNG PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ KHÁC Có 1 điều là công nghệ càng cao thì việc các bạn làm dạng one man producer càng dễ, vì mọi thứ 1 mình mình làm đều dc. Cái này nó có ưu mà cũng có khuyết. Ưu điểm thì các bạn biết rồi, giảm chi phí, đồng nhất ý tưởng... Nhưng khuyết điểm là mỗi ng producer sẽ có xu hướng bị cô lập, cô độc suốt ngày ru rú trong nhà gõ phím (hoặc hiện nay là các bạn trẻ vẽ chuột 📷:)) Trước đây khi công nghệ chưa phát triển như bây g, khi mình phối 1 bài, có những nhạc cụ tôi thích và hay mời các bạn bè ae musician của mình vô thu phối, vd violin, saxo, cajon v.v. để hoàn chỉnh bài phối của mình. Đây là 1 sự tương tác rất hay và tốt, trong quá trình như vậy mình học hỏi rất nhìu về quy trình kỹ năng recording các nhạc cụ khác nhau, mình sống thật và trải nghiệm thực tế chứ ko chỉ qua samples. Và bên cạnh đó còn dc học hỏi từ các ace nghệ sĩ, nhạc công tạo mối quan hệ rất ích lợi với họ sau này. Hoặc với các bạn hiện nay, thì việc collab là 1 việc rất hay rất tốt cần nên làm, để học hỏi lẫn nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta nên thiết lập mối quan hệ với những ace producer mà mình kính nể, uy tín riêng để gửi bài xin nhận xét, xin góp ý. Viêc các bạn gửi lên group để nhận góp ý thì cũng tốt ok, nhưng việc tạo mối qh dù là cafe, hay ae qua studio thăm nhau chém gió các kiểu thì vẫn là tốt hơn, để có 1 người như là mentor cho mình, mình sẽ dc tiếp nhận ý kiến chính xác đầy đủ hơn để tiến bộ. Dù j thì thân nhau sẽ dễ nói và góp ý hơn là xa lạ.

5. THƯỜNG XUYÊN SO SÁNH MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC Việc này ko phải là xấu, so sánh tốt nó giúp cho chúng ta cầu tiến, phát triển bản thân tuy nhiên nếu là 1 ng cực đoan tự tin lúc nào cũng luôn so sánh sp của mình với ng khác và trong lòng lun bất mãn với chính mình thì là hoàn toàn sai lầm. Mỗi 1 ng tư chất, tốc độ phát triển bản thân là hoàn toàn khác nhau. Tư duy âm nhạc, cũng như điều kiện tài chính bản thân, rất nhìu yếu tố góp phần. Cá nhân mình trc đây cũng vậy, mình có 1 ng a rất thân, ảnh phối giỏi thôi rồi, con nhà có đk, nên gears rất xịn, nhìu. Mình vừa nể phục ảnh, nhưng trong sâu thẳm lại rất ghen tị so sánh. Sau này mình nhận ra điều đó sai lầm quá. Mỗi người có khởi điểm khác nhau, chúng ta cố gắng làm hết sức, và hằng ngày tiến bộ hơn là dc. Sau này nhìu năm, chính a đó cũng đã nói lại với mình rằng ảnh thấy mình đã phối vượt qua ảnh rồi, và rằng ảnh bây g lại là ng phải học hỏi mình (vì thực ra ảnh cũng bận gđ vợ con này nọ nên k chuyên tâm dc chứ mình vẫn rất nể phục cho tới g về màu sắc tư duy phối của ảnh) nhưng khi đó mình chợt nhận ra, tại sao lại phải đi so sánh với ng khác. Cái mình cần so sánh đó chính là mình đã tiến bộ như thế nào so với trước đây của chính mình. Mình tâm niệm là năm nay sẽ phải đàn hay, phối giỏi hoặc có cái j liên quan sx giỏi hơn năm ngoái, nhưng sẽ vẫn không bằng năm sau được. Không producer nào giỏi mạnh trọn vẹn mỗi mảng. Có người sẽ thiêng về phối, có ng sẽ thiêng về kỹ thuật mixing, có người sẽ thiêng về mối quan hệ cách làm việc điều hành v.v. quan trọng là mình sẽ học hỏi dc những ae đó những j và chọn lọc để áp dụng nâng cấp bản thân. Cá nhân mình hồi trước là 1 người thiêng về musical skill vì học piano cổ điển từ 6 tuổi, nhưng sau này khi bước vào production, mình thấy các ae khác rất giỏi phương diện technical, kỹ thuật, nên mình buộc phải nghiên cứu học hỏi thêm rất nhìu về mảng này để bổ sung cho cái mình yếu. Trước đây mình thừa nhận mình ko phải là dân rất kỹ thuật, toán học thông số các kiểu, nhưng chính vì sự so sánh "lành mạnh" ấy nên nó giúp mình tiến bộ hỉu biết thêm nhìu về kỹ thuật và bổ trợ cực tốt cho việc sx nơi mình đã làm tốt về vấn đề nhạc.

TÚM LẠI, trên đây mình chia sẽ các vấn đề một người mới bắt đầu ít nhìu dính vào mà đôi khi ko biết. Ae có thấy đúng ko? Nếu còn j thiếu mong ae bổ sung thêm vào cmt nhé ^^

Tín Trần 9/2018 #vnprod_tutorial #vnprod_share


 
 
 

コメント


© 2016 by Tin Tran. Proudly created with Wix.com

bottom of page